Kinh tế Nhà_Đường

Nông nghiệp

Trà kinh của Lục Vũ thời Đường

Nông cụ thời Đường và việc sản xuất so với thời trước đã tiến bộ, thời Khai Nguyên đã phát minh ra máy kéo cày, lại đổi mới những cái máy trút nước và máy rỗng. Năm 624 khi toàn quốc được thống nhất, đất nước có hơn 130 năm yên bình phát triển, các công trình thủy lợi gia tăng củng cố đến hơn 160 công trình, tiêu biểu như kênh Ngọc Lương, hồ Giáng Nham, hồ Kính An Huy, kênh Đậu Công, Văn Thủy ở Sơn Tây, Tam Hà ở Hà Bắc, Bành Sơn ở Tứ Xuyên, Vũ Lăng ở Hồ Nam...Vào năm 740, tổng công trình có đến 14.003.862 hạng (tương ứng với 1.219.700.000 mẫu theo hệ thống đo lường ngày nay). Công cụ nông nghiệp tiến bộ, công trình phát triển, sản lượng tăng và sản xuất được nâng lên. Năm 749, số lương thực đem ra bán đã đến 9600 vạn thạch. Đặc biệt giá gạo ở Trường An và Lạc Dương năm 726 thời Đường Huyền Tông, mỗi đấu gần 13 đồng, ở Thanh Châu và Tề Châu mỗi đấu chỉ gần 5 đồng. Ngũ cốc nhiều và sung túc thể hiện đầu thời kỳ nhà Đường này hộ khẩu gia tăng, sản xuất mọi thứ đều có sự tăng trưởng.

Sau thời giữa nhà Đường, vùng trung du và hạ du Hoàng Hà bị loạn An Sử phá hoại, mà ở vùng sông Hoài tương đối bị chiến tranh phá hoại ít được nhiều, nên kinh tế nông nghiệp không bị lụn bại cho lắm mà vẫn còn phát triển được, sau này vùng trung và hạ du Hoàng Hà cũng được hồi phục phát triển vượt bậc. Đời sau đó của nhà Đường, về đất phía nam sông Hoài số lượng khai khẩn đất hoang, xây dựng thủy lợi, trồng cây lương thực...phát lắm, mà sản lượng ở vùng Giang Hoài luôn dồi dào, trở thành khu sản xuất lương thực trọng yếu của đất nước.[31]:102 Đường trắng đã vốn có từ thời Trinh Quán thời Đường Thái Tông năm 647, mà sau đời nhà Tống ở các tỉnh phía nam Trường Giang lượng đường dùng vào thực phẩm rất đắt hàng, là nơi trồng nhiều mía để sản xuất đường.[chú thích 12] Những người buôn bán lương thực thường vận chuyển các giống trà (chè) từ miền nam, nghề trồng trà (chè) ở đó rất phát đạt, có đóng góp lớn cho kinh tế miền nam, và sau này kĩ thuật trồng trà được truyền lên phía bắc. Các loại sản phẩm trà (chè) phương nam này được vận chuyển lên khắp các miền bắc, thậm chí lan sang nước Thổ Phồn, nước Bột Hải, và cả nước Đại Thực, nước Ba Tư. Nhưng do phú thuế không đủ, cả nước dùng cũng thiếu, đầu năm 793, quan diêm thiết sứ là Trương Bàng (張滂) tấu xin cho việc sản xuất trà lưu đi các châu quận hãy để Diêm thiết độ chi tuần viện quản lý, chủ quản quan lại dựa vào chất lượng chia ra 3 đẳng hạng mà định giá, mỗi mười thuế một, và sau này thời Đường đó trở thành thu nhập quan trọng, do đó việc đánh thuế trà cũng bắt đầu được quan tâm.[32]

Thủ công nghiệp

Tạo hình của tượng ngựa Đường tam thải

Thủ công nghiệp thời Đường phân ra hai loại là quan doanh và tư doanh. Quan doanh do bộ Công chủ quản là một bộ rất quan trọng của triều đình, trực tiếp quản lý các cơ cấu "Thiếu phủ giám" (少府監), "Tương tác giám" (將作監), "Quân khí giám (軍器監). "Thiếu phủ giám" lo việc chế tác các đồ thủ công nghiệp tinh xảo; "Tương tác giám" quản lý việc xây dựng các công trình; "Quân khí giám" lo chế tạo ra binh khí vật dụng cho chiến tranh. Giám được chia thành "thự" (署), thự được chia thành phường (坊). Ngoài ra còn có "Chú tiến giám" (鑄錢監) lo việc đúc tiền bạc và "Dã giám" (冶監) lo việc luyện kim nữa. Các sản phẩm của quan doanh dĩ nhiên không đem ra trao đổi bên ngoài, mà chỉ dùng để cung phụng cho hoàng gia và các nha môn quan lại. Nhân công cũng được sắp xếp mà phân ra: công tượng, hình đồ, quan nô tì, quan hộ, tạp hộ. Thủ công nghiệp tư doanh mà so với quan doanh thì chưa phát đạt bằng. Các sản phẩm thủ công nghiệp đời Đường chủ yếu là dệt vải sợi, làm gốm sứ, và rèn kim loại.[31]:107 Tơ, sợi gai là đối tượng chủ yếu của ngành dệt. Lụa vải ở Hoài Nam đạo, các hàng vải ở đô thị vùng Giang Hoài có sản phẩm đẹp và đắt giá. Vải dệt tơ tằm thời nhà Đường tiếp tục sử dụng rộng rãi phương pháp nhuộm màu có hoa văn từ thời Nam Bắc triều; và cả mặt trước và sau đều được nhuộm màu có hoa văn, vải len hai loại đều có phép nhuộm màu sắc mới. Các loại vải lụa đều có tiếp thụ ảnh hưởng của các tộc Hồ, Tây Vực và một phần nhỏ phong cách Ba Tư. Đồ sứ rất tinh xảo, những con ngựa Đường tam thải[chú thích 13] đã chứng thực về sự phát triển số lượng gốm sứ đương thời. Đường tam thải có ba màu chủ đạo là màu vàng, màu xanh lục, màu trắng; biểu hiện được kĩ thuật chế tác sứ và cách nung luyện mặc dù chúng là các đồ chôn theo người chết song vẫn được chế tác tinh xảo, được ưa chuộng và dùng trong nhiều tầng lớp xã hội thời nhà Đường. Việc chế tạo ra vàng và bạc đã học được kĩ thuật của Tây Vực, biết cách nung vôi với kĩ thuật cao, đạt được những vật vàng bạc rất thuần không tạp chất. Vùng Hoài Nam, Dương Châu chuyên sản xuất gương vuông vắn, gương Giang Tâm là gương đồng thượng đẳng. Giữa thời nhà Đường, thủ công nghiệp miền nam phát triển tiến bộ, đặc biệt là sản xuất tơ lụa, làm giấy và đóng thuyền: dân gian tự trồng dâu tằm, sử dụng trúc để làm giấy, chế tạo ra thuyền di chuyển bằng lực chân đạp của người.[14] Các lò gốm Việt ở Việt Châu nung chế ra các loại sứ màu đẹp mà sau này trở thành đại biểu kiệt xuất của nền thủ công nghiệp miền nam.

Nói chung, các loại trang sức nghệ thuật thời nhà Đường đều có ảnh hưởng của các vùng Trung Đông và ảnh hưởng từ một số hàng của nước ngoài đưa vào, nghề gốm và kim thuộc đã có phong cách mới. Hình dáng chiếch ly rượu và men màu đồ sành sứ mô phỏng theo Ba Tư, và phương thức xe chỉ và dệt sợi cũng học theo Ba Tư.[33] Sản phẩm của Trung Hoa thời Đường với các loại đồ thủ công nghiệp được lan truyền đến nhiều quốc gia và được ưa chuộng.

Thương nghiệp và giao thông

Đời nhà Đường có nhiều khu thành thị buôn bán lớn với nền kinh tế phát triển vượt bậc. Trường An, Lạc Dương, Tô Châu, Dương Châu, Thành Đô, Quảng Châu là những khu trung tâm thương nghiệp khá sầm uất. Việc giao thông qua lại cũng cực kì phát triển, đường bộ thì lấy Trường An làm trung tâm và mở rộng ra toàn quốc. Giao thông đường thủy thì ở Lạc Dương là trung tâm của Đại Vận Hà. Các dịch trạm trong cả nước lên tới 1463. Trong đó lục dịch có 1.297 sở, thủy dịch có 166 sở. Thương nhân thường dùng những phẩm vật buôn bán để ở cửa hàng thu lợi nhuận cao, các điểm giao thông khắp các vùng đều rất tiện. Bắt đầu trung kì của nhà Đường, đã có những người bán sỉ và những thợ khắc dời xuống nam, khiến vùng lưu vực Trường Giang có nền kinh tế thương nghiệp rất phát triển, tài chính quốc gia phần lớn phải dựa vào việc đánh thuế má của thương nghiệp nơi đây, do đó có câu "Dương nhất Ích nhì" (chỉ Dương Châu và Ích Châu); mà ở Giang Nam nói đến thành thị lớn nhất ở miền đông là Tô Châu - một nơi rất phồn hoa, cùng với Dương Châu trở nên phát triển siêu việt không kém gì hai đô thị Lạc Dương và Trường An thời Đường. Mà nói đến thành phố lớn nhất ở phía nam Trung Quốc thời bấy giờ. Đương thời người ta cũng cho rằng ở Giang Nam có thành Tô Châu là thuộc loại thị phố cao cấp nhất. Ngoài ra còn có Hàng Châu, Hồ Châu là những vùng kinh tế phát triển đến mức thịnh vượng, cùng đồng hành với nền thương mại phồn vinh ở Tô Châu, buôn bán tấp nập và thậm chí mở cả chợ đêm.

Thời nhà Đường là lúc mà nhiều thành thị đã phát triển thuộc loại lớn trên thế giới, buôn bán tơ lụa phát đạt và rất có giá... Tiền bạc thời đó chủ yếu là tiền đồng xâu, còn như tiền giấy thì đã có loại phi tiền được thế giới thời cận đại công nhận là xuất hiện từ khá sớm ngay từ nhà Đường. Khoảng 200 năm sau đến đời nhà Tống đã bắt đầu thông dụng, và ở Tứ Xuyên đã "chính thức" cho lưu hành.[34][35][36] Đương thời cũng đã xuất hiện các loại cửa hàng gần giống như ngân hàng ngày nay, cho các thương nhân vay vốn hoặc có thể gửi tiền vào đó quy đổi ra ngân phiếu mà dùng. Thương nghiệp thời nhà Đường cực kì phát triển mà nhất là trong thời Khai Nguyên thịnh thế, cho đến gần cuối thời nhà Đường từ khi xảy ra loạn Hoàng Sào và nạn phiên trấn cát cứ mà dẫn đến nhân khẩu giảm, kinh tế xã hội sa sút không còn bằng như trước nữa.[31]:113

Thời Đường, mậu dịch hải ngoại bắt đầu hưng thịnh, vào nửa đầu thế kỷ thứ VIII, các thương nhân thường đi từ Quảng Châu qua eo biển Malacca đi đến vùng biển Ấn Độ Dương, tiếp cận các nước Ấn Độ, Sri Lanka, lại tiến tiếp về phía tây đến vịnh Ba Tư, vịnh Aden rồi đến biển khu vực Hồng Hải. Sang phía đông theo đường biển để đến Tân La, Nhật Bản, và vùng biển Thái Bình Dương kia có thể thông sang Tân Thế giới (châu Mỹ) mà sau này trong cuộc phát kiến lục địa của người châu Âu phát hiện ra. Các thương nhân vùng Trung Đông như người Do Thái, người Ba Tư, người Ả Rập thường sang buôn bán. Các vùng men bờ của Trung Quốc như Giao Châu, Quảng Châu, Tuyền Châu, Minh Châu (huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang), Dương Châu là những nơi các thuyền lớn tụ hội rất nhiều mà nhất là mùa mưa sau ngày xuân lại càng hưng khởi, trở thành những cảng khẩu mậu dịch đối ngoại rất trọng yếu. Vì nền thương nghiệp mậu dịch càng thịnh lên nên triều đình cũng đặt ra Thị bạc ty để đảm đương. Việc trưng thu thuế của các thuyền đậu mang lại lợi nhuận cao, đóng góp không nhỏ trong ngân khố quốc gia.

Ban hành tiền tệ

Nhà Đường thông dụng tiền "Khai Nguyên thông bảo"

Từ tháng 7 năm Vũ Đức thứ 4 (621), đã có lệnh bãi bỏ các loại tiền cũ trước đây, ban ra tiền "Khai Nguyên thông bảo", chính thức lập ra các xưởng đúc tiền. Sau đó nối thừa theo thời Ngụy Tấn Nam-Bắc triều, nhà Đường ngoài những tiềm lực mặt hàng về lụa để buôn bán, còn cho đúc ra tiền để giao thương và thông dụng trong dân gian. Tiền và lụa đều có thể trở thành những vật trung gian để trao đổi.[8]:290

Ban đầu, kinh tế xã hội lấy việc kinh tế làm chủ,[chú thích 14] lúc đó các loại thương phẩm ở Tô Châu giá còn rất thấp. Nhưng tình hình về sau khi loại tiền "tiền bạch kiêm hành" được dùng trong chế độ về tiền tệ, định ngạch về giá thương phẩm do đó cũng tăng lên. Từ đời nhà Tùy đến cuối thời Trinh Quán, sau đó đến thời Cao Tông, Vũ hậu cho đến Vũ Tông, kinh tế thương phẩm qua từng thời kỳ có tốc độ phát triển dần dần, "tiền bạch kiêm hành" về sau cũng mất đi tính quan trọng ban đầu.

Chính phủ nhà Đường không ngừng cấm tư nhân không được đúc tiền và đúc bừa bãi, cho cấm sử dụng các loại tiền xấu. Nhưng vì việc giao thương buôn bán và kinh tế thị trường ngày càng phát đạt, có cấm cũng như không, tư nhân vì ham lợi nên đều tự đúc tiền giả và cho lén dùng nhiều.[37]

Đất đai và thuế khóa

Đầu đời Đường việc hộ dân vẫn noi theo nhà Tùy, đầu năm Vũ Đức, chia làm 3 hạng hộ chế. Năm 624, nhà Đường ban bố chế lệnh quân điềntô dung điều.

Thời Tùy mạt do loạn lạc biến động, số lượng địa chủ kiêm tính nhiều ruộng đất rất thường thấy, mà ruộng đất vô chủ hoang hóa khá nhiều. Nhà Đường trước tiên dùng một bộ phận quan điền để cấp ban ruộng cho các quý tộc, quan lại, công thần, ruộng đó gọi là "tứ điền" (赐田,ruộng được ban). Lại có "công giải điền" (公廨田) cấp cho quan thự; "dịch điền" (驿田) cung cấp cho các trạm ngựa; "đồn điền" (屯田) dành cho quân chính. Còn những ruộng đất còn lại phân chia bình quân theo phép quân điền cho dân chúng. "Quân điền lệnh" quy định rằng chính phủ y theo hộ tịch mà cấp ruộng và phân ra ruộng công ruộng tư, có chế độ trong việc trồng trọt chia hạng công tư điền. Nhân khẩu chia làm 3 hạng tuổi: 4 tuổi trở lên được phần nhỏ, 16 tuổi được hạng trung, 21 tuổi trở lên là đinh, 60 tuổi trở lên là lão. Đinh nam và những người 18 tuổi trở lên được hưởng 1 khoảnh (công điền 80 mẫu, tư điền 20 mẫu). Người già hoặc kẻ tàn tật được hưởng 40 mẫu. Người vợ thiếp cô quả được hưởng 30 mẫu. Giới tu hành như hòa thượng, đạo sĩ mỗi người hưởng 30 mẫu; ni cô, nữ quan được 20 mẫu. Nô tì, gái có chồng và trâu cày không phải cấp ruộng. Quý tộc, quan lại và quan khanh công lao bản thân và họ hàng thân thích đều theo thứ bậc cao thấp mà phân chia ruộng tư cho. Thời nhà Tùy và nhà Đường đều có sự khoan dung hơn trong việc mua bán đất đai, nhưng chế độ nhà Đường có sự nghiêm cách hạn chế hơn. Quân điền chế không chỉ có giúp nhà Đường được sự thu nhập tài chính được nhiều đủ hơn, mà tầng lớp quý tộc quan lại đối với nhu cầu sản nghiệp ruộng đất cũng thưa đi, đối với đầu đời Đường tô thuế dựa vào ruộng được tác dụng chủ chốt.

Lao dịch thời Đường phân 2 hạng là dao dịch (làm việc cho nhà vua) và chính dịch. Chính dịch dùng khi có chinh chiến, cho dù nam có từng dao dịch vẫn tham gia chiến trận. Dao dịch lại chia ra tạp dao và sắc dịch. Tạp dịch thường là những công tác ở địa phương khi có việc trùng tu bổ kiến trúc công trình. Sắc dịch là công việc về nhiều loại công tượng. Chính dịch gồm cả thuế dịch và binh dịch. Thuế dịch lại có án chiếu theo tô dung điều để thu nạp thuế chính và thuế đất, thuế hộ và thuế phụ trợ. Phép tô dung và quân điền đều là những cách phối hợp nhau thực hành chế độ thuế khóa. Tô dung điều dựa vào số đinh mà trưng thu. Mỗi đinh hàng năm phải giao nộp thóc lúa 2 thạch, gọi là "tô". Căn cứ vào loại đất ruộng để mỗi năm có sự định quyên nộp: lụa 2 trượng, gấm 3 lượng, hoặc 2 trượng 5 thước, đay gai 3 cân (mỗi cân bằng 16 lượng). Đó gọi là "điều". Mỗi đinh phải làm dao dịch khoảng 20 ngày, tháng nhuận 2 ngày. Còn nếu không muốn làm dao dịch mỗi ngày phải nạp lụa 3 thước, hoặc vải 3 thước 7 tấc 5 phân. Gọi là "dung".